Thi Công

THI CÔNG DÂN DỤNG

Recent Posts

Gối đá nóng Carefit món quà cho cuộc sống khỏe

23:30 Add Comment

Gối đá nóng hồng ngoại là một thiết bị được thiết kế để cung cấp sự giảm đau và thư giãn cho vùng cổ, vai và lưng bằng cách sử dụng công nghệ hồng ngoại để tạo ra nhiệt độ. Các gối đá nóng hồng ngoại thường có các viên đá được làm từ vật liệu chứa hạt khoáng tự nhiên, có khả năng giữ nhiệt tốt và phát ra tia hồng ngoại.

Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng gối đá nóng hồng ngoại:

  • Giảm đau: Nhiệt độ từ gối đá nóng hồng ngoại có thể giúp giảm đau cơ và khắc phục cảm giác căng thẳng trong các cơ bị căng.
  • Thư giãn cơ bắp: Sự ấm áp từ gối đá nóng hồng ngoại có thể giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng sau một ngày làm việc căng thẳng hoặc sau khi tập thể dục.
  • Giảm căng thẳng và stress: Việc sử dụng gối đá nóng hồng ngoại có thể tạo ra cảm giác thư giãn và thoải mái, giúp giảm căng thẳng và stress.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Công nghệ hồng ngoại có thể kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện sự thoải mái và giảm viêm nhiễm trong vùng cơ.
  • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Việc sử dụng gối đá nóng hồng ngoại có thể giúp tăng tốc quá trình phục hồi sau chấn thương và giảm đau.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Sự thư giãn và giảm đau từ gối đá nóng hồng ngoại có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Gối đá nóng Carefit món quà cho cuộc sống khỏe

Những người sau đây có thể được khuyến nghị sử dụng gối đá nóng hồng ngoại:

  • Những người có vấn đề về đau cơ, căng thẳng cơ bắp, hoặc căng thẳng từ công việc hoặc hoạt động thể chất.
  • Những người cần giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày.
  • Những người cần hỗ trợ trong việc phục hồi sau chấn thương hoặc sau khi tập thể dục.
  • Những người muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường sự thư giãn.

tại sao nên mua gối đá nóng tại vikicare

  • Chất lượng đảm bảo: Tất cả các sản phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng và chất lượng cao. Chúng tôi cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm: Chúng tôi luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết mọi thắc mắc của bạn.
  • Vikicare mang đến giá cả hợp lý: Dù là sản phẩm chất lượng cao nhưng chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo giá cả phù hợp và cạnh tranh nhất trên thị trường. Bạn sẽ nhận được giá trị tốt nhất cho mỗi khoản chi tiêu của mình.
  • Sự đa dạng trong lựa chọn: Chúng tôi cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dù bạn đang tìm kiếm sản phẩm gì, chúng tôi đều có thể đáp ứng được.
  • Cam kết bảo mật thông tin: Chúng tôi cam kết bảo vệ thông tin cá nhân của bạn và sử dụng các biện pháp bảo mật hiện đại để đảm bảo rằng mọi thông tin của bạn luôn an toàn khi mua hàng tại cửa hàng của chúng tôi.
    Hệ số K đất ở tại Hà Nội cao nhất là 1,5

    Hệ số K đất ở tại Hà Nội cao nhất là 1,5

    01:44 Add Comment

    Hệ số K đất ở tại Hà Nội cao nhất là 1,5

    Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2328/QĐ-UBND về việc hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) năm 2015 khi xác định giá thu tiền sử dụng đất, giá cho thuê đất trên địa bàn thành phố.

    Cụ thể, hệ số K sẽ làm căn cứ để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức đất ở trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho trường hợp đang sử dụng đất nay được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho diện tích đất đang sử dụng không phải là đất ở sang thành đất ở của cá nhân, hộ gia đình.
    Theo đó, đối với thửa đất tại 4 quận (Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm), hệ số K là 1,5; đối với thửa đất tại 3 quận (Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân), hệ số K là 1,3; đối với thửa đất tại những quận còn lại, hệ số K là 1,2; đối với thửa đất tại những thị trấn của các huyện, xã giáp ranh nội thành, các phường của thị xã Sơn Tây, hệ số K là 1,1; đối với thửa đất tại những xã còn lại hệ số K là 1,05.
    tiền sử dụng đất
    Theo quy định mới, hệ số K đất ở tại Hà Nội cao nhất là 1,5
    Đối với đất nông nghiệp, trong đó bao gồm cả đất vườn, ao liền kề với đất ở làm cơ sở để xác định chênh lệch giữa giá tiền sử dụng đất nông nghiệp và giá tiền sử dụng đất theo mục đích mới, hệ số K là 1.
    Hệ số K đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất, thuê đất có mặt nước, thuê đất để xây dựng công trình ngầm của các trường hợp sẽ được áp dụng hệ số theo đúng quy định của pháp luật; xác định mức giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê hằng năm, cụ thể: đối với thửa đất tại 4 quận (Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm), hệ số K là 1,3; đối với thửa đất tại 3 quận (Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân), hệ số K là 1,15; đối với thửa đất tại những quận còn lại hệ số K là 1,05; đối với thửa đất tại thị xã Sơn Tây và các huyện, hệ số K là 1,0.
    Đối với trường hợp cho thuê đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản để tiến hành sản xuất nông nghiệp, giá đất để làm căn cứ xác định giá cho thuê đất sẽ áp dụng hệ số K là 1,0 cho toàn địa bàn thành phố.
    Hà Nội: Quy định về quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị

    Hà Nội: Quy định về quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị

    01:43 Add Comment

    Hà Nội: Quy định về quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị

    Vừa qua, UBND Hà Nội đã có quyết định quy định về việc cắm mốc giới, quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội.

    Cụ thể, về nguyên tắc, đối với quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung đô thị căn cứ vào các đồ án quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của quy định này) sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch cắm mốc giới, trình UBND thành phố ban hành, làm cơ sở để các đơn vị liên quan triển khai việc cắm mốc giới theo các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị.
    Về quy hoạch chi tiết đô thị, ngay sau khi đồ án quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, công tác lập, phê duyệt nhiệm vụ, thẩm định, hồ sơ cắm mốc giới và cắm mốc giới ngoải thực địa sẽ được triển khai.
    Công tác thực hiện cắm mốc giới các tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật, tuyến đường theo hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là một nội dung triển khai cắm mốc giới theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định về việc cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị (gọi tắt là Thông tư số 15/2010/TT- BXD). Sẽ cắm bổ sung mốc giới quy hoạch của các đường ngang và các loại mốc giới còn thiếu... sau khi có đồ án quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường hoặc các quy hoạch chi tiết của khu vực có liên quan đã được phê duyệt.
    quản lý mộc giới
    UBND TP. Hà Nội quy định về quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị
    (Ảnh minh họa)
    Đối với tỷ lệ bản đồ phục vụ công tác lập hồ sơ cắm mốc, quyết định nêu rõ, khu vực đô thị trung tâm, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu được lập trên bản đồ tỷ lệ 1/500.
    Về đô thị vệ tinh, đô thị mới, thị trấn, thị trấn sinh thái hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu được lập trên bản đồ tỷ lệ tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000 đối với các khu vực có đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường, khu vực phức tạp cần độ chính xác cao.
    Quyết định quy định, nghiêm cấm việc di dời, làm biến dạng mốc, phá hủy mốc, lợi dụng cột mốc để làm điểm tựa, gây vật cản làm che chắn mốc giới hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân.
    Theo đó, UBND cấp huyện sẽ chịu nhiệm vụ quản lý các mốc giới quy hoạch nằm trong phạm vi địa giới hành chính của mình quản lý.
    UBND cấp xã có nhiệm vụ bảo vệ mốc giới ngoài thực địa, tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ mốc giới tại địa phương. Trường hợp mốc giới bị hư hỏng, xê dịch phải kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi về UBND cấp huyện. Từ đó, UBND cấp huyện tổng hợp các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP. Hà Nội báo cáo bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa ra kế hoạch khôi phục lại.
    Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị, đất đai các cấp hàng năm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc quản lý hồ sơ cắm mốc giới, mốc giới đã giao địa phương quản lý theo đúng quy định.
    Các cá nhân, tổ chức phát hiện vi phạm trong công tác quản lý mốc giới và cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị phản ánh về UBND thành phố, UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, theo thẩm quyền để xử lý vi phạm đã quy định.
    Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý mốc giới, cắm mốc giới theo quy định.
    Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về quản lý mốc giới vaf cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

    Chung cư mới Hà Nội và sự mất kiểm soát quy hoạch kiến trúc

    Chung cư mới Hà Nội và sự mất kiểm soát quy hoạch kiến trúc

    01:42 Add Comment

    Chung cư mới Hà Nội và sự mất kiểm soát quy hoạch kiến trúc

    Thuật ngữ "chuồng cọp" vốn quá quen thuộc ở các chung cư, nhà tập thể cũ Hà Nội để chỉ phần diện tích cơi nới thêm của các gia đình. Và nay, nó đang xuất hiện một cách tràn lan ở cả những chung cư mới đưa vào sử dụng chưa lâu.

    Chuyện các "chuồng cọp" này gây nguy hiểm đến sự an toàn của người dân và công trình đã được báo chí phản ánh nhiều, từ lâu cũng có nhiều ý kiến đề xuất giải pháp ngăn chặn, khắc phục. Tuy nhiên, đến nay, loại hình "lai tạp" này vẫn hiển nhiên xuất hiện và tồn tại ở ngay cả các khu chung cư cao tầng mới trên địa bàn Thủ đô.
    Tại các dự án tái định cư như khu Đền Lừ (Hoàng Mai) hay khu TĐC Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân), những "chuồng cọp" kiểu này xuất hiện tràn lan, thậm chí cả những khu chung cư cao khoảng 18 tầng cũng không ngoại lệ.
    Thực tế, 2 khu TĐS trên dù mới sử dụng khoảng 10 năm nay nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng và phải sửa chữa rất nhiều.
    Dự án nhà TĐC Đền Lừ 
    Dự án nhà TĐC Đền Lừ hoàn thiện và sử dụng từ năm 2006
    trong đó có cả tòa nhà cao 17 tầng
    Chung cư Đền Lừ 
    Các lồng sắt do người dân cơi nới tự phát che kín mặt trước của chung cư Đền Lừ
    Nhà tái định cư 
    Nhìn qua, không ai nghĩ đây là một khu chung cư mới đưa vào sử dụng tầm 10 năm
    Chung cư A1, Đền Lừ 
    Nhà A, KĐT Đền Lừ 1 
    Tòa nhà A4, khu Đền Lừ 
    Vi phạm xây dựng 
    Quản lý chung cư 
    Được biết, Khu nhà TĐC Đền Lừ từng phải sửa chữa khá nhiều hạng mục vì công trình này xuống cấp khá trầm trọng. Những "chuồng cọp" do dân tự cơi nới không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan của KĐT mà còn đe dọa đến độ an toàn của cả tòa nhà. Ngoài ra chúng còn là "chướng ngại vật" cản trở công tác chữa cháy có hỏa hoạn, cháy, nổ xảy ra.
    Ngoài Khu TĐC Đền Lừ, KĐTị Trung Hòa - Nhân Chính vốn được coi là một khu trung tâm mới của Thủ đô với hàng chục tòa nhà tái định cư cao tầng cũng diễn ra tình trạng không thể kiểm soát "chuồng cọp".
    Chung cư Trung Hòa Nhân Chính 
    Chung cư Hà Nội 
    Vi phạm xây dựng 
    KĐT Trung Hòa Nhân Chính 

    Nhìn lại kiến trúc đô thị Sài Gòn sau 40 năm

    Nhìn lại kiến trúc đô thị Sài Gòn sau 40 năm

    01:41 Add Comment

    Nhìn lại kiến trúc đô thị Sài Gòn sau 40 năm

    Sài Gòn- hòn ngọc viễn đông đã có những bước phát triển nhảy vọt sau 40 năm kể từ ngày thống nhất đất nước 30/04/1975. Giờ đây, thành phố mai vàng đã mang tầm vóc của một “siêu đô thị” thời hiện đại.

    Bộ mặt đô thị Sài Gòn với những tòa nhà chọc trời, những đại lộ rộng khang trang, những tòa nhà kiến trúc mang tầm thế kỷ…cùng với đó là cả một nền tảng đời sống, kinh tế, văn hóa rất vững vàng, năng động, đã và đang sẵn sàng hội nhập sâu rộng với thế giới.
    Nhìn lại cách đây 40 năm, người Mỹ từng gọi Sài Gòn là “hòn ngọc Viễn Đông”. Mỹ đã đổ vào miền đất này không biết bao nhiêu USD với tham vọng biến nó trở thành một “đế chế” ăn chơi đầy toan tính và phục vụ cho cỗ máy chiến tranh khổng lồ của giới cầm quyền Mỹ khi đó. 
    Thế nhưng, đằng sau sự hào nhoáng, bóng bẩy với những ánh đèn màu lấp lánh của các hộp đêm, nhà hàng, khách sạn xa hoa, các cư xá lúc nào cũng tấp nập bóng dáng lính Việt Nam Cộng hòa cùng với các cố vấn Mỹ. Phần lớn người dân Sài Gòn vẫn phải chịu đựng bầu không khí vô cùng bức bối, ngột ngạt, "nặng mùi" chiến tranh tại cá khu ổ chuột nghèo nàn nằm dọc đôi bờ sông con sông Sài Gòn hay ở những khu “xóm nước đen” nằm lúp xúp dọc các con kênh đen ngòm, bẩn thỉu lúc nào cũng ngập ngụa rác thải, côn trùng. 
    Đương nhiên, cái mỹ từ mà người Mỹ xưng tụng - “hòn ngọc Viễn Đông” có lẽ chỉ là một giấc mơ quá xa vời đối với phần đông người dân Sài Gòn trước năm 1975.
    Và sau 40 năm trôi qua, câu chuyện về một thành phố có tên gọi hào nhoáng kia cũng dần trôi vào dĩ vãng. Đôi khi vẫn có ai đó nhắc đến nhưng rồi nó cũng nhanh chóng bị quên lãng, bởi lẽ, so với Sài Gòn xưa, Tp.HCM của ngày hôm nay đã trở thành “miền đất hứa,” một thành phố trẻ đáng sống, đáng để lập nghiệp, một thành phố mà mọi người có thể tự do hít thở bầu không khí luôn căng tràn năng lượng và nhựa sống.
     
    Tp.HCM ngày nay đã trở thành một đô thị khang trang, sầm uất và hiện đại. Ảnh: Nguyễn Minh Tân
     
    Dù đã phát triển vượt bậc và năng động, nhưng Tp.HCM vẫn gìn giữ được những nét đẹp văn hóa bền vững của Sài Gòn xưa. Ảnh: Đặng Kim Phương
     
    Nhiều công trình kiến trúc hiện đại, mang tầm thế kỷ và khu vực lần lượt vươn lên bên dòng Sài Gòn thơ mộng. Ảnh: Lê Minh
     
    Nhiều vùng đầm lầy, kênh rạch chằng chịt khi xưa nay đã nhường chỗ cho những KĐT hiện đại. Ảnh: Kim Chi
    Hầm Thiêm 
    Hầm Thủ Thiêm - một trong những công trình biểu tượng của Tp.HCM
    Giao thông 
    Phát triển đô thị 
    Một dự án chung cư trong khu trung tâm Sài Gòn